Thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Thủ tục thành lập công ty/ doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

FDI (Foreign Direct Investment) là một hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào một quốc gia khác. Công ty/doanh nghiệp FDI tại Việt Nam là các doanh nghiệp được thành lập hoặc sở hữu bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước. Vậy Thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp FDI tại Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào. Bài viết dưới đây Kế toán Tâm Minh sẽ cung cấp thông tin đến cho bạn. 

Xem thêm:

Doanh nghiệp FDI là gì?

Thủ tục thành lập công ty/ doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Doanh nghiệp FDI là gì?

– FDI là viết tắt tiếng anh của từ Foreign Direct Investment, đây là hình thức đầu tư một cách dài hạn của các cá nhân hay tổ chức từ nước này vào nước khác. Ở đây có thể hiểu là từ nước ngoài vào Việt Nam.

– Doanh nghiệp/ công ty FDI chính là những công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

– Vậy nên, thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam chính là thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư của cá nhân hay tổ chức nước ngoài ở Việt Nam.

Phương thức thành lập công ty/doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Thủ tục thành lập công ty/ doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Phương thức thành lập công ty

Theo Luật doanh nghiệp 2014 thì cách thức chính để thành lập một công ty FDI ở Việt Nam gồm:

– Thành lập doanh nghiệp FDI có vốn đầu tư của nước ngoài. Trường hợp này còn gọi là đầu tư trực tiếp. Lúc này chủ đầu tư có thể thành lập công ty FDI có từ 1% đến 100% vốn của nước ngoài 

– Thành lập doanh nghiệp FDI bằng cách để doanh nhân ngoại quốc mua cổ phần, phần vốn góp của công ty đã đăng ký kinh doanh tại Việt Nam. Còn gọi là đầu tư gián tiếp.

Điều kiện thành lập công ty FDI tại Việt Nam ra sao?

Thủ tục thành lập công ty/ doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Điều kiện thành lập FDI

Tại khoản 14 điều 3 Luật Đầu tư 2014 có quy định về nhà đầu tư nước ngoài như sau: “Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài. Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”.

Điều kiện thành lập công ty FDI về chủ thể:

  1. Phải là những tổ chức, công ty, doanh nghiệp (hoạt động trên 01 năm).
  2. Cá nhân nước ngoài nếu muốn đầu tư tại Việt Nam thì có thể lựa chọn loại hình thành lập công ty cổ phần. Công ty TNHH (bao gồm 1 thành viên; 2 thành viên trở lên). Công ty liên doanh.
  3. Phải có dự án đầu tư. Đồng thời làm thủ tục đăng ký đầu tư hay thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  4. Phải đảm bảo có địa điểm để thực hiện dự án đầu tư sao cho phù hợp quy hoạch phát triển của địa phương.
  5. Phải có báo cáo năng lực tài chính đúng theo quy định để thực hiện dự án đầu tư.
  6. Khi thực hiện đầu tư phải đảm bảo được những điều kiện về môi trường, an ninh và trật tự xã hội.
  7. Chỉ được thực hiện kinh doanh những ngành nghề mà Việt Nam đã cam kết. Mở cửa thị trường khi tham gia vào WTO 2016.

Thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ngày càng đơn giản hóa với các hình thức đầu tư linh hoạt để nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng tiếp cận trong quá trình đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện thành lập thành lập công ty/doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thông qua hai cách: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp:

Thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp FDI tại Việt Nam theo hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Thủ tục thành lập công ty/ doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Thủ tục thành lập FDI

Bước 1: Kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài

Trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Sau khi doanh nghiệp nộp hồ sơ bản cứng sẽ được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ. Đồng thời, cơ quan Đăng ký đầu tư cũng sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ và cấp mã số cho dự án đầu tư.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  • Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày kê khai trực tuyến theo bước 1, nhà đầu tư nộp hồ sơ giấy (bản cứng) xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư;
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, khắc dấu pháp nhân

  • Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư doanh nghiệp nộp hồ sơ tới Phòng đăng ký kinh doanh– Sở Kế hoạch và Đầu tư để cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế;
  • Thực hiện khắc con dấu công ty.

Bước 4: Chỉ dành cho doanh nghiệp có thực hiện quyền bán lẻ hàng hóa

Nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh tại Sở Công thương.

Bước 5: Mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực tiếp

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà đầu tư nước ngoài cần góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó, ngay sau khi thành lập công ty nhà đầu tư cần tiến hành mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực tiếp.

Bước 6: Hoàn thành các thủ tục sau thành lập công ty

Sau khi thành lập công ty nhà đầu tư tiến hành các thủ tục đăng ký tài khoản, mua chữ số, nộp thuế môn bài, kê khai thuế môn bài, phát hành hóa đơn, kê khai thuế,….

Thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp FDI tại Việt Nam theo hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thủ tục góp vốn, mua cổ phần công ty Việt Nam

Thủ tục thành lập công ty/ doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Thủ tục thành lập FDI

Để thuận tiện và nhanh hơn, nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần tại công ty Việt Nam. Theo đó, thủ tục được thực hiện như sau:

Bước 1: Đăng ký mua phần vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam

  • Trên thực tế vì thủ tục thành lập công ty Việt Nam đơn giản hơn nhiều, nên nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn thành lập công ty Việt Nam trước sau đó tiến hành thủ tục mua phần vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam hoặc cũng có thể mua lại phần vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam đã có sẵn.
  • Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty 100% vốn Việt Nam.
  • Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Bước 2: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bổ sung thông tin nhà đầu tư nước ngoài

  • Sau khi có chấp thuận của Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, nhà đầu tư thực hiện thủ tục như sau:
  • Thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) theo quy định của pháp luật tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Bài viết trên Kế toán Tâm Minh đã cung cấp đến cho bạn về thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Nếu trong quá trình hoàn tất thủ tục có vướng mắc hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn tốt nhất. 

Rate this post
cropped-logo1.jpg

KẾ TOÁN TÂM MINH Với nhiều năm đồng hành phát triển với các doanh nghiệp, Tâm Minh luôn cố gắng mang lại cho khách hàng trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất với: Giải pháp tối ưu - Tiết kiệm chi phí - Minh bạch thông tin – Chuyên môn đảm bảo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *