Thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Trong những năm gần đây, ngành du lịch tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, điều này đã thúc đẩy sự nổi lên của các công ty kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa. Tuy nhiên, để thành lập và hoạt động các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, các nhà quản lý cần đảm bảo rằng các doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các quy định pháp luật liên quan. Bài viết dưới đây Kế toán Tâm Minh sẽ gửi đến bạn các thông tin về Thủ tục xin Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

>>>Xem thêm:

Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa

  1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp (Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành)
  2. Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (Hai mươi triệu) đồng. Đây là điểm mới mà Chính phủ tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19.
  3. Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa. Cụ thể theo Thông tư số 06/2017 ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ Văn Hóa Thể thao và Du lịch thì quy định về bằng cấp của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được quy định như sau:
    • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
    • Quản trị lữ hành;
    • Điều hành tour du lịch;
    • Marketing du lịch;
    • Du lịch;
    • Du lịch lữ hành;
    • Quản lý và kinh doanh du lịch.
    • Quản trị du lịch MICE
    • Đại lý lữ hành
    • Hướng dẫn du lịch
    • Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành’, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở  giáo dục ở Việt Nam đào tạo  và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực
    • Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.

Lưu ý 

Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa

Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành quy định tại điểm l và điểm m khoản này thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch

Trường hợp người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa không có các bằng cấp từ cao đẳng các chuyên ngành nêu trên cần học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa gồm các nội dung đào tạo như sau:

  1. Kiến thức cơ sở ngành: hệ thống chính trị Việt Nam; các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch; tổng quan du lịch; marketing du lịch; tâm lý khách du lịch và nghệ thuật giao tiếp;
  2. Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ điều hành du lịch: tổng quan về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; thị trường du lịch và sản phẩm du lịch; thiết kế sản phẩm và tính giá chương trình du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; nghiệp vụ điều hành du lịch; bán hàng và chăm sóc khách hàng; marketing và truyền thông; thủ tục vận chuyển hàng không nội địa; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển doanh nghiệp;
  3. Thực hành nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
Thủ tục cấp giấy phép

Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo Điều 32 Luật Du lịch 2017 như sau:

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định theo Mẫu số 04 tại Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL
  2. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  3. Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  4. Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  5. Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 Luật Du lịch 2017.

Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

  1. Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở;
  2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.

Quyền và nghĩa vụ khi đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa

Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
Quyền và nghĩa vụ khi đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa

Đối với khách tham gia tour du lịch

  1. Chịu trách nhiệm quản lý khách tham gia tour du lịch theo chương trình đã thỏa thuận;
  2. Chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn, sức khỏe và tài sản của khách du lịch;
  3. Phổ biến và hướng dẫn cho khách du lịch các quy định của địa điểm du lịch; phải tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của địa điểm du lịch;
  4. Phải mua bảo hiểm cho khách tham gia tour trong thời gian thực hiện chương trình;
  5. Cung cấp chi tiết thông tin về dịch vụ, địa điểm tham quan cho khách du lịch;
  6. Phải có hướng dẫn viên hướng dẫn khách tham gia tour và chịu trách nhiệm về các hoạt động của hướng dẫn viên trong suốt chương trình du lịch.

Đối với các cơ quan chức năng

  1. Chỉ được quảng cáo, bán và tổ chức chương trình du lịch theo đúng phạm vi hoạt động mà doanh nghiệp đăng ký trong giấy phép;
  2. Chủ động thông báo cho cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền về các rủi ro, tai nạn;
  3. Chủ động phối hợp với cơ quan nhà nước xử lý các trường hợp khách du lịch vi phạm pháp luật trong thời gian tham gia chương trình du lịch;
  4. Thực hiện đúng và đủ các chế độ về báo cáo kế toán, thuế và lưu trữ hồ sơ theo quy định pháp luật;
  5. Công khai thông tin doanh nghiệp tại tất cả các trụ sở, văn phòng, các văn bản hợp đồng và các ấn phẩm truyền thông, quảng cáo (kể cả trong giao dịch điện tử);
  6. Đảm bảo thực hiện đúng các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định pháp luật;
  7. Phải thông báo ngay cho Sở du lịch nếu có thay đổi về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Trên đây Kế toán Tâm Minh đã cung cấp đến bạn thủ tục đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa. Nếu có thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ trực tiếp chúng tôi để được tư vấn tốt nhất. 

5/5 - (9 bình chọn)
cropped-logo1.jpg

KẾ TOÁN TÂM MINH Với nhiều năm đồng hành phát triển với các doanh nghiệp, Tâm Minh luôn cố gắng mang lại cho khách hàng trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất với: Giải pháp tối ưu - Tiết kiệm chi phí - Minh bạch thông tin – Chuyên môn đảm bảo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *