DỊCH VỤ THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH

TẠI ĐÀ NẴNG – QUẢNG NAM

Hộ kinh doanh cá thể phù hợp với loại hình kinh doanh có quy mô nhỏ. Vậy ưu và nhược điểm đối với hộ kinh doanh là gì?

Ưu điểm và quyền lợi của hộ kinh doanh cá thể

  • Tránh được các thủ tục rườm rà, không phải khai thuế hằng tháng
  • Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, quy mô gọn nhẹ
  • Phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ

Nhược điểm của hộ kinh doanh cá thể

  • Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu tròn riêng.
  • Chỉ sử dụng hóa đơn thông thường, không được sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn có VAT).
  • Một người chỉ mở được 1 hộ kinh doanh và sử dụng không quá 10 lao động.

QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP


Bước 1: Tư vấn trực tiếp

Tâm Minh trực tiếp tư vấn các thủ tục, giấy tờ cần chuẩn bị, thời gian thực hiện và báo giá cụ thể cho khách hàng. Tư vấn các quy định và điều kiện trước khi đăng ký mở hộ kinh doanh.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Khách hàng chỉ cần cung cấp CMND/CCCD công chứng. Tâm Minh soạn thảo hồ sơ, hướng dẫn khách hàng ký và tiến hành thủ tục Đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại Cơ quan ban ngành.

Bước 3: Thông báo kết quả

Sau khi Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ thành công. Tâm Minh nhận Giấy phép đăng ký hộ kinh doanh và bàn giao kết quả tận nơi cho khách hàng.

 

GIẤY TỜ KHÁCH HÀNG CUNG CẤP

CMND hoặc CCCD công chứng

Hợp đồng thuê/mượn nhà (nếu có)

 

KẾT QUẢ KHÁCH HÀNG NHẬN ĐƯỢC

Giấy phép kinh doanh Hộ cá thể

Giấy chứng nhận Đăng ký thuế

 

THỜI GIAN THỰC HIỆN

3 – 6 ngày làm việc (dịch vụ làm nhanh 24h nếu yêu cầu)

 

 

PHÍ DỊCH VỤ TRỌN GÓI

HỘ KINH DOANH

Giá niêm yết
1.200.000 đ

Giá khuyến mãi

1.000.000 đ

 

(phí này đã bao gồm phí, lệ phí Nhà nước)

* CAM KẾT

– KHÔNG phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khác.

– Tư vấn các công việc tiếp theo cần làm sau khi thành lập hộ kinh doanh.

 

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ kế toán Tâm Minh

Nhận tư vấn trực tiếp từ chúng tôi!

Kế Toán Tâm Minh – Với hơn 10 năm kinh nghiệm về tư vấn lĩnh vực đăng ký kinh doanh, cung cấp dịch vụ Thuế và Kế toán. Tâm Minh tự hào đã thành lập hơn 2.000 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sau khi thành lập đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định và gặt hái được nhiều thành công – Trở thành doanh nhân thành đạt.

Uyên

Trần Hoàng Uyên

CHUYÊN GIA TƯ VẤN

  • Pháp lý doanh nghiệp
  • Luật doanh nghiệp, luật thuế và kế toán
  • Tư vấn chuyên sâu thủ tục và điều kiện đăng ký kinh doanh, hoạt động quản lý doanh nghiệp. 

0905100401

Mai Diễm Mi

CHUYÊN GIA TƯ VẤN

  • Đăng ký kinh doanh
  • Pháp lý doanh nghiệp
  • Tư vấn thủ tục, điều kiện đăng ký các giấy phép hoạt động kinh doanh. Xử lý, gỡ rồi và giải quyết hồ sơ nhanh gọn – hiệu quả.

0905999057

Tư vấn

Câu hỏi thường gặp

Các quyền thành lập hộ kinh doanh bao gồm những gì?

Về quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ của hộ kinh doanh, Điều 67 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp quy định:

  • Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này.
  • Cá nhân, hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
  • Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại”.
  • Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Liên hệ ngay: 02363.640.000 – 0905.100.401 để được hỗ trợ.

Nhóm cá nhân nào không được thành lập hộ kinh doanh từ 04/01/2021?

Hiện nay, theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định đối tượng thành lập hộ kinh doanh như sau:

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Trước đây khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định đối tượng được thành lập hộ kinh doanh như sau:

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Được phép xuất hóa đơn VAT đối với hộ kinh doanh cá thể hay không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC có quy định. Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

  • Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
  • Hoạt động vận tải quốc tế;
  • Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
  • Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 10 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 quy định về phương pháp khẩu trừ. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ bao gồm:
  • Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh;
  • Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.
  • Do vậy, hộ kinh doanh cá thể không thuộc đối tượng được áp dụng phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng nên hộ kinh doanh cá thể không thể xuất hóa đơn VAT. Nếu muốn xuất hóa đơn thì hộ kinh doanh phải chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp.
    •  
Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh mới nhất?

Điều kiện thành lập hộ kinh doanh: Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Không được kinh doanh ngành nghề cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Hồ sơ đăng ký thành lập (01 bộ) bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh Phụ lục III-1 ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT;
  • Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm: Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có); Ngành, nghề kinh doanh; Số vốn kinh doanh; Số lao động; Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
  • Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Cơ quan giải quyết: Phòng tài chính, kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

Hộ kinh doanh được phép kinh doanh tại nhiều địa điểm không?

Từ ngày 04/01/2021, hộ kinh doanh có thể kinh doanh tại nhiều địa điểm. Cụ thể, khoản 2 Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định, để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Kế Toán Tâm Minh – 0905.100.401 để được tư vấn chi tiết:

Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

Như vậy, so với Nghị định 78/2015/NĐ-CP ấn định hộ kinh doanh chỉ có duy nhất một địa điểm kinh doanh trừ hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đăng ký thì quy định mới đã giúp việc mở rộng kinh doanh đối với hộ kinh doanh dễ dàng hơn.

Hộ kinh doanh phải thành lập doanh nghiệp khi nào?

Khoản 3 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định, Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân?

Bước 1. Chuẩn bị 03 CMND/Hộ chiếu/căn cước công dân sao y công chứng không quá 3 tháng của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Bước 2. Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Bước 3. Điều lệ thành lập doanh nghiệp tư nhân Chuẩn bị sẵn các thông tin về doanh nghiệp cần thành lập như:
– Tên công ty dự định thành lập doanh nghiệp tư nhân.(Tên doanh nghiệp cần tra cứu chính xác để tránh bị trùng với các đơn vị khác đã đặt).
– Địa chỉ công ty (không đặt địa chỉ tại chung cư có chức năng để ở).
– Người đại diện theo pháp luật là ai trong số các cổ đông ? (người đại diện theo pháp luật có thể đứng chức danh Giám đốc/Tổng giám đốc/ Chủ tịch hội đồng quản trị).
– Ngành nghề kinh doanh cụ thể là gì? Ngành nghề kinh doanh có thuộc nhóm ngành nghề có điều kiện hay không?
– Mức tiền đóng thuế môn bài phụ thuộc vào mức vốn điều lệ công ty đăng ký (10 tỷ trở xuống đóng 2tr/năm; trên 10 tỷ đóng 3tr/năm).

Các vấn đề khác liên quan đến đặt tên khi thành lập công ty/doanh nghiệp?

1. Tên doanh nghiệp bao gồm hai thành tố:

a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng của doanh nghiệp.

2. Trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, doanh nghiệp tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3. Phòng Đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và quyết định của Phòng Đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.

4. Các doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) được tiếp tục sử dụng tên doanh nghiệp đã đăng ký và không bắt buộc phải đăng ký đổi tên.

(Quy định tại Điều 18 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP)

Rate this page