Mẫu đơn tố cáo đầy đủ chi tiết nhất hiện nay

mau-don-to-cao

Mẫu Đơn tố cáo mới nhất theo đúng quy định pháp luật được Kế Toán Tâm Minh cập nhật trong bài viết dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Tố cáo là gì?

Theo quy định của Luật Tố cáo 2018, Khoản 1 Điều 2, tố cáo được định nghĩa như sau:

Tố cáo là việc cá nhân, theo thủ tục quy định của Luật này, thông báo cho cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân. Điều này bao gồm:

  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Vậy, Mẫu đơn tố cáo lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là gì? Mẫu đơn này bao gồm những nội dung gì? Quy định của pháp luật về mẫu đơn tố cáo lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết Mẫu đơn tố cáo lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này.

mau-don-to-cao
Tố cáo là gì?

>>>Xem thêm: thành lập công ty tại Quảng Nam

Các trường hợp công dân được thực hiện quyền tố cáo 

Công dân có quyền giám sát mọi hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi phát hiện hành vi vi phạm của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể gây thiệt hại cho Nhà nước, cá nhân và tổ chức, theo quy định của Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018, công dân có thể tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật sau:

  • Hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ:
    • Công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
    • Người đã từng là cán bộ, công chức, viên chức nhưng sau đó không còn trong vị trí đó nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian làm việc.
    • Người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao.

Ví dụ: Ông Nguyễn Bá K tố cáo Chủ tịch ủy ban nhân dân xã X vì hành vi nhận hối lộ từ gia đình nhà bà C (gia đình đang trong quá trình tranh chấp đất đai).

  • Hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực:
    • Công dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào trong việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý nhà nước.

Ví dụ: Ông Lê Văn Hào ở Thôn M, xã X tố cáo hành vi của cán bộ địa chính xã do hành vi cố tình thiết lập mốc giới sai, ảnh hưởng đến quyền lợi sử dụng đất của ông.

Công dân cần phải tuân thủ các quy định và thủ tục tố cáo quy định tại Luật Tố cáo 2018 để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của quyền tố cáo của mình.

mau-don-to-cao
Các trường hợp công dân được thực hiện quyền tố cáo

>>>Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế Đà Nẵng

Hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo theo Luật tố cáo 2018

Hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo được quy định như sau:

Hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo 

Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo; báo cáo hoặc biên bản kiểm tra và xác minh thông tin cá nhân của người tố cáo, biên bản làm việc trực tiếp với người tố cáo để xác minh nội dung tố cáo;

  • Quyết định thụ lý tố cáo; văn bản giao xác minh nội dung tố cáo;
  • Biên bản xác minh; kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình xác minh;
  • Văn bản giải trình của người bị tố cáo; biên bản làm việc với người bị tố cáo về nội dung giải trình;
  • Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho người khác tiến hành xác minh nội dung tố cáo;
  • Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo; quyết định tiếp tục giải quyết tố cáo;
  • Kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo;
  • Quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo, văn bản kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý;
  • Các tài liệu khác có liên quan.

Đối với việc giải quyết lại vụ việc tố cáo, hồ sơ 

  • Đơn tố cáo tiếp hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo tiếp; văn bản yêu cầu hoặc kiến nghị về việc giải quyết lại vụ việc tố cáo;
  • Kết luận nội dung giải quyết lại vụ việc tố cáo;
  • Quyết định xử lý của người giải quyết lại vụ việc tố cáo;
  • Các tài liệu khác có liên quan trong quá trình giải quyết lại vụ việc tố cáo.
mau-don-to-cao
Hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo theo Luật tố cáo 2018

>>>Xem thêm: dịch vụ kế toán Đà Nẵng

Mẫu đơn tố cáo cập nhật mới nhất 2024

TẢI VỀ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

         …, ngày …..tháng……..năm 20…

 

ĐƠN TỐ CÁO

(Về ………. của …………………..)

 

Kính gửi:         CÔNG AN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN ………………………………… 

                     VIỆN KIỂM SÁT ……………………………………………………………

 

Họ và tên tôi: ………………………….…… Sinh ngày: …………………….……………..

Chứng minh nhân dân số: ………………………………………………………………………

Ngày cấp: …./…../20…….                         Nơi cấp: Công an tỉnh ………….

Hộ khẩu thường trú: ……………………………….…………………………………………..

Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………………….

Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:

Anh: ……………………………………………Sinh ngày: ……………………………..……..

Chứng minh nhân dân số: ……………………………………………….…………………….

Ngày cấp: ……………………………………Nơi cấp: …………………………..…………….

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………….……………………………..

Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………

Vì Anh/Chị ……………….. đã có hành vi …………………… của tôi gồm …………

 Sự việc cụ thể như sau:

……………………………………………………………………………………………….……

……………………………………………………………………………………………….……

…………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………….……

Từ những sự việc trên, có thể khẳng định Anh/Chị…………………..…….. đã có hành vi gian dối lợi dụng niềm tin nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản nói trên.

Qua thủ đoạn và hành vi như trên, Anh/Chị ………………. đã chiếm đoạt là có giá trị là …………….triệu đồng của tôi.

Hành vi của Anh/Chị ………………. có dấu hiệu phạm tội “…….” – qui định  của Bộ luật hình sự năm 2015 tại khoản … Điều …. Tội ……. Cụ thể được quy định như sau:

“1.…..…” 

“2.…..…” 

“3.…..…” 

Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo anh ………………….. Kính đề nghị Quí cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:

– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử anh ……………….. về hành vi ………………..

– Buộc anh ………………….. phải trả lại tiền cho tôi.

Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.

Kính mong được xem xét và giải quyết. Xin chân thành cảm ơn.        

Người tố cáo

(ký và ghi rõ họ tên)

>>>Xem thêm: mẫu giấy bãi nại

Hình thức tố cáo

Theo Điều 22 của Luật Tố cáo 2018, có hai hình thức tố cáo như sau:

  • Tố cáo bằng đơn tố cáo: thực hiện theo mục (2).
  • Tố cáo bằng hình thức trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:
    • Người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản, và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó cần ghi rõ các nội dung như mục (2).
    • Trong trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung, người tiếp nhận sẽ hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản, và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
mau-don-to-cao
Hình thức tố cáo

>>>Xem thêm: mẫu hợp đồng thuê mặt bằng đơn giản nhất

Hướng dẫn cách viết Đơn tố cáo chi tiết

Theo quy định của Luật Tố cáo, đơn tố cáo cần bao gồm các thông tin sau:

  • Ngày, tháng, năm tố cáo;
  • Họ tên, địa chỉ của người tố cáo và cách thức liên hệ với người tố cáo;
  • Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;
  • Thông tin về người bị tố cáo và các thông tin liên quan;
  • Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

Nếu nhiều người cùng tố cáo về một vấn đề, đơn tố cáo cần ghi rõ họ tên, địa chỉ, và cách thức liên hệ với từng người tố cáo cũng như họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.

Cách điền mẫu Đơn tố cáo như sau:

(1) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo;

(2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Thông tin cá nhân của người làm đơn tố cáo;

(10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) Thông tin cá nhân của người bị tố cáo;

(17) Mô tả chi tiết về hành vi vi phạm, chẳng hạn như: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…;

(18) Nội dung cụ thể về sự việc vi phạm, quyền lợi bị xâm phạm, căn cứ pháp lý về hành vi, và chứng minh thiệt hại xảy ra, bao gồm giá trị tài sản bị ảnh hưởng.

Nếu có, bạn cũng có thể gửi kèm các bằng chứng xác thực để chứng minh hành vi vi phạm và thiệt hại gây ra, nhằm tăng sức thuyết phục của Đơn tố cáo.

Sau khi điền đầy đủ thông tin, người tố cáo cần ký tên hoặc điểm chỉ vào cuối đơn.

mau-don-to-cao
Hướng dẫn cách viết Đơn tố cáo chi tiết

>>>Xem thêm: mẫu đơn xin chuyển hộ khẩu cho con

Lời kết

Trên đây là mẫu đơn tố cáo khá đầy đủ. Để được hỗ trợ chi tiết với bất cứ thắc mắc nào về pháp luật, hãy liên hệ 02363.640.000 – 0905.100.401 để kết nối với Kế Toán Tâm Minh.

Rate this post
cropped-logo1.jpg

KẾ TOÁN TÂM MINH Với nhiều năm đồng hành phát triển với các doanh nghiệp, Tâm Minh luôn cố gắng mang lại cho khách hàng trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất với: Giải pháp tối ưu - Tiết kiệm chi phí - Minh bạch thông tin – Chuyên môn đảm bảo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *