Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu cho sữa rửa mặt chi tiết nhất

đăng ký nhãn hiệu cho sữa rửa mặt

Đăng ký nhãn hiệu giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu nhãn hiệu đó và ngăn chặn việc sử dụng trái phép hoặc sao chép nhãn hiệu đó bởi các đối thủ cạnh tranh. Và việc này thực hiện hầu hết trên tất cả các sản phẩm trí tuệ của con người. Trong đó có các sản phẩm sữa rửa mặt. Vậy để Đăng ký nhãn hiệu cho sữa rửa mặt phải chuẩn bị những gì và làm như thế nào ? Bài viết dưới đây Kế toán Tâm Minh sẽ giải đáp những thắc mắc cho bạn. 

Cần chuẩn bị gì khi đăng ký nhãn hiệu – Đăng ký nhãn hiệu cho sữa rửa mặt 

đăng ký nhãn hiệu cho sữa rửa mặt
Các bước chuẩn bị để đăng ký nhãn hiệu

Tìm hiểu về quy định về đăng ký nhãn hiệu

Bạn cần nghiên cứu kỹ các quy định, điều kiện và thủ tục đăng ký nhãn hiệu của cơ quan chức năng, đặc biệt là Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản liên quan.

Kiểm tra tính khả dụng của nhãn hiệu

Trước khi đăng ký, bạn cần kiểm tra xem nhãn hiệu của mình đã được sử dụng hay chưa. Nếu đã có nhãn hiệu tương tự, bạn sẽ không thể đăng ký được.

Chuẩn bị hồ sơ

Bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm đơn đăng ký, mô tả nhãn hiệu, danh sách sản phẩm sử dụng nhãn hiệu, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép sử dụng đất và giấy tờ khác theo quy định.

Nộp hồ sơ và phí đăng ký

Bạn cần nộp đầy đủ hồ sơ và phí đăng ký theo quy định của cơ quan chức năng.

Tra cứu kết quả đăng ký

Sau khi nộp hồ sơ, bạn có thể tra cứu kết quả đăng ký nhãn hiệu trên trang web của cơ quan chức năng. Nếu đăng ký thành công, bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Lưu ý: Quá trình đăng ký nhãn hiệu có thể mất nhiều thời gian và phải tuân thủ đầy đủ các quy định và thủ tục của cơ quan chức năng. Nếu bạn không có kinh nghiệm trong việc đăng ký nhãn hiệu, bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia hoặc đơn vị tư vấn pháp lý chuyên nghiệp để đảm bảo quy trình đăng ký được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả.

Điều kiện đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm – Đăng ký nhãn hiệu cho sữa rửa mặt 

đăng ký nhãn hiệu cho sữa rửa mặt
Điều kiện đăng ký nhãn hiệu

Để được tiến hành quy trình đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm, sản phẩm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp phải đặt được 3 điều sau:

  • Khả năng phân biệt: Mỹ phẩm phải được dùng các nguyên liệu dễ nhận biết, bao bì dễ ghi nhớ, tên sản phẩm cũng phải đặc biệt để tiếp cận khách hàng, và quan trọng là không thuộc các trường hợp không có khả năng phân biệt.
  • Hình thức biểu hiện: Nhãn hiệu mỹ phẩm phải được nhìn dưới dạng chữ cái tiếng việt, hình vẽ, hình ảnh hay từ ngữ dễ dàng, có thể thêm nhiều màu sắc để nhận biết.
  • Không trùng lặp, gây nhầm lẫn: các cá nhân, tổ chức nên tạo cho nhãn hiệu mỹ phẩm của mình một cách đặc biệt nhất, điều đó ngoài gây ấn tượng với khách hàng còn giúp nhãn hiệu này phân biệt với nhãn hiệu khác, nói một cách đơn giản là nhãn hiệu duy nhất.

Hồ sơ cần chuẩn bị – Đăng ký nhãn hiệu cho sữa rửa mặt 

đăng ký nhãn hiệu cho sữa rửa mặt
Chuẩn bị hồ sơ

Cũng giống như các phát minh, quy trình đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm phải được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận.

Tại Cục Sở hữu trí tuệ này, các mặt hàng hoặc nhãn hiệu sản phẩm của các cá nhân, tổ chức mới được bảo vệ, bảo hộ trước những trường hợp có người khác cố tình vi phạm. Hồ sơ nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ bao gồm:

  • 2 tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mỹ phẩm độc quyền. Tờ khai theo mẫu số 04-NH, phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.
  • Mẫu nhãn hiệu mỹ phẩm (bao gồm các danh mục và dịch vụ mang tên nhãn hiệu muốn đăng ký).
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.
  • Giấy tờ chứng minh tính pháp lý của chủ sở hữu nhãn hiệu cần đăng ký.
  • Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên (nếu có).

Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu sữa rửa mặt – Đăng ký nhãn hiệu cho sữa rửa mặt 

đăng ký nhãn hiệu cho sữa rửa mặt
Các nhãn hiệu

Nhóm 03 – Đăng ký nhãn hiệu cho sữa rửa mặt 

Chế phẩm không chứa thuốc để làm sạch da, ngăn ngừa và xử lý mụn trứng cá; chế phẩm mỹ phẩm chăm sóc da không chứa thuốc và chế phẩm vệ sinh thân thể không chứa thuốc, sữa rửa mặt không chứa thuốc.

Nhóm 05 – Đăng ký nhãn hiệu cho sữa rửa mặt 

Chế phẩm dược để ngăn ngừa và điều trị mụn trứng cá; chế phẩm chăm sóc da chứa thuốc và chế phẩm vệ sinh thân thể chứa thuốc. Sữa rửa mặt có chứa thuốc. Chế phẩm dược để chăm sóc da mặt.

Nhóm 35 – Đăng ký nhãn hiệu cho sữa rửa mặt 

Mua bán, xuất nhập khẩu sản phẩm chăm sóc da mặt, sữa rửa mặt có chứa thuốc, sữa rửa mặt không chứa thuốc.

Nhóm 44 – Đăng ký nhãn hiệu cho sữa rửa mặt 

Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, chăm sóc da.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sữa rửa mặt – Đăng ký nhãn hiệu cho sữa rửa mặt 

đăng ký nhãn hiệu cho sữa rửa mặt
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Bước 1: Lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu

Lựa chọn nhãn hiệu: Chọn mẫu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ. Nhãn hiệu được lựa chọn không tương tự nhãn hiệu khác đã đăng ký, nhãn hiệu nổi tiếng.

Lựa chọn danh mục sản phẩm đăng ký: Bạn cần lựa chọn danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu theo hướng dẫn nêu trên. Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ cần thực hiện theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu Ni-xơ.

Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu

Tài liệu cần chuẩn bị khi tra cứu nhãn hiệu

  • Mẫu nhãn hiệu
  • Danh mục sản phẩm dịch vụ cần tra cứu và đăng ký.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký

Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký.

Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thu lệ phí đăng ký tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Bước 4: Thẩm định hình thức đơn đăng ký

Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…

Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.

Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.

Bước 5: Công bố đơn

Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.

Bước 6: Thẩm định nội dung đơn

Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Bước 7: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.

Kế toán Tâm Minh đã cung cấp những thông tin cần thiết về đăng ký nhãn hiệu sữa rửa mặt. Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn trong việc đăng ký nhãn hiệu !

Rate this post
cropped-logo1.jpg

KẾ TOÁN TÂM MINH Với nhiều năm đồng hành phát triển với các doanh nghiệp, Tâm Minh luôn cố gắng mang lại cho khách hàng trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất với: Giải pháp tối ưu - Tiết kiệm chi phí - Minh bạch thông tin – Chuyên môn đảm bảo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *