Trong quá trình hoạt động kinh doanh, việc tuân thủ các quy định pháp lý là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp gặp phải các vi phạm và phải đối mặt với mức xử phạt trong quá trình doanh nghiệp hoạt động . Bài viết này của ketoantamminh sẽ giúp bạn hiểu rõ về những vi phạm phổ biến và mức xử phạt liên quan.
Vi phạm- mức xử phạt trong quá trình doanh nghiệp hoạt động
Dưới đây là một số vi phạm phổ biến cùng với mức xử phạt trong qua trình doanh nghiệp hành động. Các bạn cần nhận diện để tránh các vấn đề liên quan đến pháp lý
Vi phạm về đăng ký doanh nghiệp
- Kinh doanh mà không đăng ký:
Doanh nghiệp hoạt động mà không thực hiện đăng ký sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng và buộc phải đăng ký doanh nghiệp để hợp pháp hóa hoạt động của mình. - Tiếp tục hoạt động sau khi bị thu hồi giấy phép:
Nếu doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sau khi giấy phép bị thu hồi, mức phạt sẽ từ 20 triệu đến 30 triệu đồng.
Vi phạm về vốn và thành viên
- Không đảm bảo số lượng thành viên/cổ đông theo quy định:
Doanh nghiệp không đáp ứng số lượng thành viên hoặc cổ đông theo quy định sẽ bị phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đồng. - Góp vốn không đúng hình thức:
Vi phạm trong việc góp vốn không đúng hình thức yêu cầu mức phạt từ 20 triệu đến 30 triệu đồng và buộc phải điều chỉnh thành viên góp vốn cho đúng quy định. - Không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập:
Mức phạt cho việc không thực hiện các thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên/cổ đông là từ 30 triệu đến 50 triệu đồng.
Vi phạm về thông báo và báo cáo
- Không thực hiện nghĩa vụ thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp:
Doanh nghiệp không thông báo thay đổi nội dung đăng ký sẽ bị phạt từ 1 triệu đến 5 triệu đồng. - Không thực hiện báo cáo tài chính:
Mức phạt đối với việc không báo cáo tài chính là từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.
Vi phạm về thuế
- Không kê khai thuế hoặc kê khai sai:
Các vi phạm về kê khai thuế không đúng sẽ bị phạt từ 1 triệu đến 20 triệu đồng, tùy thuộc vào mức độ vi phạm. - Trốn thuế:
Trường hợp trốn thuế, mức phạt có thể lên đến 300% số thuế trốn và có thể bị xử lý hình sự tùy theo mức độ vi phạm.
>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty
Vi phạm về lao động
- Không thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động:
Doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm sẽ bị phạt từ 20 triệu đến 75 triệu đồng, tùy thuộc vào số lượng lao động không được đóng bảo hiểm.
Các hành vi bị nghiêm cấm theo luật doanh nghiệp 2020
Luật Doanh nghiệp 2020 quy định rõ ràng các hành vi bị nghiêm cấm nhằm đảm bảo sự minh bạch và công bằng trong hoạt động kinh doanh. Dưới đây là các hành vi bị cấm theo quy định:
- Cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trái với quy định pháp luật, hoặc yêu cầu người thành lập doanh nghiệp cung cấp thêm giấy tờ không theo quy định của Luật; gây khó khăn, trì hoãn, cản trở hoặc sách nhiễu người thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ngăn cản chủ sở hữu, thành viên, cổ đông của doanh nghiệp trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
- Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký hoặc tiếp tục kinh doanh sau khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã bị thu hồi hoặc trong thời gian doanh nghiệp đang bị tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
- Kê khai sai sự thật hoặc không chính xác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cũng như trong hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
- Kê khai không đúng về vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng với giá trị thực tế.
- Kinh doanh các ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề mà nhà đầu tư nước ngoài chưa được phép tiếp cận thị trường; kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện khi chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật hoặc không duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.
- Thực hiện các hành vi lừa đảo, rửa tiền, tài trợ khủng bố.
Các quy định này được đặt ra nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong kinh doanh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan và duy trì trật tự kinh tế.
Giới thiệu về công ty TNHH dịch vụ tư vấn Tâm Minh
Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tâm Minh là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp và cá nhân tại Việt Nam. Tâm Minh được biết đến với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng, luôn nỗ lực để chia sẻ giá trị tốt nhất, mang đến nhiều quyền lợi cho khách hàng trong nhiều lĩnh vực bao gồm tư vấn kinh doanh, tư vấn pháp lý, Vệ sinh ATTP, Bảo hộ thương hiệu và dịch vụ kế toán, thuế.
Trong nhiều năm luôn đồng hành và phát triển cùng các doanh nghiệp, Tâm Minh luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ chất lượng cao nhất, với sự tận tâm và chuyên nghiệp trong từng khâu tư vấn và hỗ trợ: Giải pháp tối ưu – Tiết kiệm chi phí – Minh bạch thông tin – Chuyên môn đảm bảo.
Một số câu hỏi thường gặp về Vi phạm – mức xử phạt trong quá trình doanh nghiệp hoạt động
Doanh nghiệp có bị phạt nếu không đăng ký thay đổi thông tin không?
- Có, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 1 triệu đến 5 triệu đồng nếu không thực hiện nghĩa vụ thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Mức phạt khi doanh nghiệp không kê khai thuế đúng hạn là bao nhiêu?
Mức phạt từ 1 triệu đến 20 triệu đồng tùy thuộc vào mức độ vi phạm và số tiền thuế kê khai sai.
Doanh nghiệp có phải chịu trách nhiệm nếu không đóng bảo hiểm cho người lao động?
- Có, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 20 triệu đến 75 triệu đồng tùy theo số lượng lao động không được đóng bảo hiểm.
Xử lý thế nào khi doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ báo cáo tài chính?
- Doanh nghiệp bị phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đồng nếu không thực hiện báo cáo tài chính đúng hạn.
Mức phạt khi không đăng ký kinh doanh?
- Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mà không thực hiện đăng ký kinh doanh, hoặc tiếp tục hoạt động sau khi bị thu hồi giấy phép, sẽ bị xử phạt từ 20 triệu đến 30 triệu đồng. Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nếu doanh nghiệp thiếu giấy phép con hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định, mức phạt sẽ từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.
Kết luận:
Việc nhận diện và phòng ngừa các vi phạm – mức xử phạt trong quá trình doanh nghiệp hoạt động là điều cần thiết để duy trì sự hợp pháp và ổn định của doanh nghiệp. Hãy chủ động nắm vững các quy định pháp lý liên quan và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình để tránh những hình phạt nghiêm khắc và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp. Việc tuân thủ pháp luật không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả mà còn tạo dựng uy tín và lòng tin từ khách hàng, đối tác và cơ quan chức năng.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Địa chỉ: 32/19 Phan Đăng Lưu – Hải Châu – Đà Nẵng
- CN HCM: 28/18/1 Lương Thế Vinh, P. Tân Thới Hòa, Q.Tân Phú, Tp. HCM
- CN Hà Nội: Số 1004, Toà Zen A – Gamuda Garden, P. Trần Phú, Q. Hoàng Mai, Hà Nội
- Hotline: 02363.640.000 – 0905.100.401
- Email: ketoantamminh@gmail.com
- Website: www.ketoantamminh.vn
KẾ TOÁN TÂM MINH Với nhiều năm đồng hành phát triển với các doanh nghiệp, Tâm Minh luôn cố gắng mang lại cho khách hàng trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất với: Giải pháp tối ưu - Tiết kiệm chi phí - Minh bạch thông tin – Chuyên môn đảm bảo.