Cổ phiếu và trái phiếu đều là các loại chứng khoán được đưa ra bán trên thị trường tài chính. Tuy nhiên, cổ phiếu và trái phiếu có những đặc tính và quyền lợi khác nhau. Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề này. Hãy cùng Kế Toán Tâm Minh tìm hiểu thông tin để Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu trong bài viết dưới đây.
Khái niệm cổ phiếu/ trái phiếu
Cổ phiếu: loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu và lợi ích của người nắm giữ cổ phiếu đối với một phần vốn cổ phần của doanh nghiệp phát hành. Không giống trái phiếu, các cổ đông có thể được hưởng cổ tức được chia (không cố định). Và phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Trái phiếu: loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của đơn vị phát hành (doanh nghiệp hoặc chính phủ) với người nắm giữ trái phiếu. Người sở hữu trái phiếu (hay còn được gọi là trái chủ) sẽ được chi trả một khoản tỷ lệ lợi suất nhất định. Và hoàn toàn không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu?
Để phân biệt trái phiếu và cổ phiếu. Nhà đầu tư phải nắm vững điểm giống nhau và khác nhau giữa hai hình thức đầu tư này.
Điểm giống nhau giữa trái phiếu và cổ phiếu – Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu
Cổ phiếu và trái phiếu mặc dù có hình thức và mục tiêu phát hành khác nhau nhưng đều là hạng mục đầu tư cần bỏ vốn nhất định để sở hữu. Do đó sẽ có những điểm giống nhau như sau:
Cho dù sở hữu trái phiếu hay cổ phiếu. Nhà đầu tư đều có thể bán ra để thu hồi vốn hoặc chuyển đổi hình thức đầu tư tại bất kỳ thời điểm nào.
Cả hai hình thức đều không đảm bảo về tỷ suất lợi nhuận. Đồng nghĩa, nhà đầu tư có thẻ gặp rủi ro bất kỳ lúc nào nếu tình hình kinh doanh không thuận lợi Hoặc thị trường có biến động mạnh mẽ.
Nhà đầu tư cổ phiếu và trái phiếu đều có thể gặp rủi ro về thanh khoản. Không bán được hoặc bán với mức giá dưới kỳ vọng. Do đó, khoản tiền đầu tư vào chứng khoán nên là khoản tiền nhàn rỗi và không ảnh hưởng về chi tiêu tối thiểu và các mục tiêu tài chính khác.
Nhà đầu tư phải luôn tuân theo quy định chung của Nhà Nước về giao dịch chứng khoán. Ngoài ra mỗi doanh nghiệp hoặc định chế tài chính đều có chế tài xử lý vi phạm. Và những quy định chung dành cho tất cả người sở hữu cổ phiếu, trái phiếu.
Điểm khác nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu – Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu
Ngoài những điểm chung như trên thì cổ phiếu và trái phiếu là hai hình thức đầu tư có nhiều sự khác biệt.
Lãi suất: Trái phiếu có lãi suất định kỳ và không định kỳ. Trong khi đó cổ phiếu chỉ có cổ tức và chi trả lợi nhuận dựa vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Thời gian đáo hạn: nhà đầu tư có thể nắm giữ cổ phiếu ngắn hạn hoặc dài hạn. Trái phiếu thì ngược lại, luôn có thời hạn cụ thể. Tùy vào chính sách của Nhà Nước hoặc doanh nghiệp phát hành.
Lợi nhuận: Cổ phiếu sẽ không ràng buộc về lợi nhuận. Mà hoàn toàn phụ thuộc vào độ tăng trưởng của doanh nghiệp. Nếu tình hình kinh doanh phát triển. Nhà đầu tư nhận được nhiều cổ tức hoặc sở hữu cổ phiếu tăng giá. Ngược lại, nhà đầu tư có thể chịu rủi ro mất giá khi thị trường biến động tiêu cực. Còn trái phiếu thì chỉ có một mức giá và lãi suất cố định, thông báo cho nhà đầu tư từ thời điểm phát hành.
Các quyền lợi: Tùy vào số lượng cổ phiếu nắm giữ, nhà đầu tư có thể tham gia biểu quyết hoặc điều hành doanh nghiệp. Ngoài ra, đối với cổ phiếu thường, ESOP nhà đầu tư còn có nhiều quyền lợi khác kèm theo. Còn người sử hữu trái phiếu chỉ đơn thuần là người cho vay nên không có bất kỳ quyền điều hành hay tác động vào hoạt động của công ty.
Quyền phát hành: thường công ty cổ phần nhà nước hay công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ phát hành trái phiếu. Các công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phiếu.
Nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn. Và đảm bảo khả năng trả nợ.
1. Mục đích phát hành trái phiếu là thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp. Hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Doanh nghiệp phải nêu cụ thể mục đích phát hành tại phương án phát hành theo quy định tại Điều 13 Nghị định này. Và công bố thông tin cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu.
3. Đối với phát hành trái phiếu xanh. Ngoài các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Nguồn vốn từ phát hành trái phiếu phải được hạch toán, quản lý theo dõi riêng. Và giải ngân cho các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường. Dự án mang lại lợi ích về môi trường theo phương án phát hành đã được phê duyệt.
4. Đối với trái phiếu đã phát hành tại thị trường trong nước. Doanh nghiệp chỉ được thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu quy định tại Điều 6 Nghị định này khi đáp ứng các quy định:
a) Được cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp phát hành thông qua;
b) Được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận;
5. Thông tin về việc thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu phải được doanh nghiệp phát hành công bố thông tin bất thường theo quy định tại Điều 22 Nghị định.
Có thể chuyển đổi trái phiếu doanh nghiệp thành cổ phiếu hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về trái phiếu chuyển đổi như sau:
“Trái phiếu chuyển đổi” là loại hình trái phiếu do công ty cổ phần phát hành. Có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của chính doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.
Như vậy, đối với trái phiếu chuyển đổi. Loại hình trái phiếu do công ty cổ phần phát hành thì có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của chính doanh nghiệp phát hành.
Và việc chuyển đổi này được thực hiện theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.
Trên đây là những thông tin về trái phiếu và cổ phiếu. Bạn cần tìm hiểu kĩ trước khi đầu tư để tránh rủi ro không mong muốn xảy ra.
- Chi phí thành lập hộ kinh doanh cá thể trọn gói giá rẻ chỉ từ 500k
- Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất đơn giản phổ biến nhất hiện nay
- Toàn bộ nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi thay thế NĐ 78/2015/NĐ-CP
- Ưu nhược điểm các loại hình công ty, doanh nghiệp phổ biến hiện nay
- Dịch vụ thành lập công ty có vốn nước ngoài
KẾ TOÁN TÂM MINH Với nhiều năm đồng hành phát triển với các doanh nghiệp, Tâm Minh luôn cố gắng mang lại cho khách hàng trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất với: Giải pháp tối ưu - Tiết kiệm chi phí - Minh bạch thông tin – Chuyên môn đảm bảo.