Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể mới nhất năm 2023

thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Mô hình kinh doanh hộ cá thể là lựa chọn phù hợp với những hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Đây cũng là loại hình kinh doanh phổ biến ở Việt Nam. Vậy nhưng thủ tục đăng ký hộ kinh doanh thì không phải ai cũng rõ. Tâm Minh sẽ giới thiệu đến bạn toàn bộ thông tin về thủ tục đăng ký ngay dưới đây

Khái niệm hộ kinh doanh cá thể 

Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: “1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”

Đăng ký hộ kinh doanh là thủ tục quan trọng để bắt đầu hoạt động kinh doanh. Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong thủ tục đăng ký, bạn có thể sử dụng dịch vụ của Tâm Minh để giúp bạn hoàn thành thủ tục một cách thuận tiện và nhanh chóng.

Khái niệm hộ kinh doanh cá thể 
Khái niệm hộ kinh doanh cá thể

Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể

Theo quy định Chương VIII Nghị định 01/2021/NĐ-CP, có thể rút ra một số đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể như sau:

  • Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân như đa phần các loại hình doanh nghiệp khác;
  • Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là hộ gia đình hoặc cá nhân, nhưng các thành viên của hộ kinh doanh đều là người Việt Nam;
  • Hộ kinh doanh được phép kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải đăng ký một địa điểm làm trụ sở chính;
  • Hộ kinh doanh không bị giới hạn việc sử dụng lao động
  • Hộ kinh doanh có thể thuê người quản lý hoạt động kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế sau: Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân, Lệ phí môn bài.
  • Hộ kinh doanh không được phép sử dụng hoá đơn đỏ (hoá đơn VAT)

>> Xem thêm: 

Khi nào thì nên thành lập hộ kinh doanh? 

Khoản 3 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định, Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.

Thành lập hộ kinh doanh sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đơn vị kinh doanh của bạn. Cơ sở kinh doanh sẽ được bảo hộ bởi Nhà nước, pháp luật. Lựa chọn mô hình hộ kinh doanh sẽ giúp bạn tránh được các thủ tục rườm rà, không phải khai thuế hằng tháng. Bên cạnh đó, vì quy mô nhỏ và đơn giản nên chế độ chứng từ sổ sách kế toán cũng được tối giản hóa, gọn nhẹ hơn so với thành lập doanh nghiệp.

Khi nào thì nên thành lập hộ kinh doanh? 
Khi nào thì nên thành lập hộ kinh doanh?

Những trường hợp nào không cần đăng ký hộ kinh doanh?

Theo khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, các trường hợp hộ kinh doanh không cần phải đăng ký kinh doanh bao gồm:

  • Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;
  • Người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến;
  • Người kinh doanh lưu động;
  • Người kinh doanh thời vụ;
  • Người làm dịch vụ có thu nhập thấp.

Xét trên tương quan so sánh với các hình thức kinh doanh khác nhau, thì các hoạt động này dường như trở nên “lạc hậu” trước những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Nhưng vì số lượng người lao động thu nhập thấp ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều, do đó các hoạt động thương mại nhỏ này vẫn sẽ được họ duy trì để đáp ứng nhu cầu mưu sinh của mình. Tuy nhiên, những hoạt động kinh doanh này vẫn phải đảm bảo tuân thủ pháp luật. 

Những trường hợp nào không cần đăng ký hộ kinh doanh?
Những trường hợp nào không cần đăng ký hộ kinh doanh?

Cần chuẩn bị giấy tờ gì để đăng ký hộ kinh doanh?

Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh Phụ lục III-1 ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT;
  • Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm: Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có); Ngành, nghề kinh doanh; Số vốn kinh doanh; Số lao động; Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
  • Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Cơ quan giải quyết hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh sẽ là Phòng tài chính, kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Cần chuẩn bị giấy tờ gì để đăng ký hộ kinh doanh?
Cần chuẩn bị giấy tờ gì để đăng ký hộ kinh doanh?

Điều kiện để đăng ký hộ kinh doanh

Về quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ của hộ kinh doanh, Điều 67 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp quy định:

  • Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này.
  • Cá nhân, hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
  • Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Điều kiện để đăng ký hộ kinh doanh
Điều kiện để đăng ký hộ kinh doanh

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể được quy định cụ thể tại Điều 87 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký dựa theo quy định như mục hồ sơ ở trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện. Hoặc có thể nộp online trực tuyến.

Bước 4: Nhận giấy biên nhận và chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

– Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trả kết quả trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Dịch vụ đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại Tâm Minh

Dịch vụ kế toán Tâm Minh luôn trân trọng khách hàng đến với mình và muốn đồng hành cùng bạn lâu nhất có thể trong suốt chặng đường kinh doanh. Hãy trao niềm tin cho chúng tôi và chúng tôi sẽ gửi lại bạn những giá trị tuyệt vời.

Dịch vụ kế toán Tâm Minh sở hữu đội ngũ nhân viên trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, được đào tạo bài bản và tận tình trong công việc. Chúng tôi luôn nỗ lực cao nhất để chia sẻ giá trị tốt nhất, đem đến nhiều quyền lợi cho quý khách hàng.

Với dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh, chúng tôi chỉ cần khách hàng cung cấp bản sao công chứng CMND hoặc Hộ chiếu công chứng là đã có thể thành lập thủ tục. Khách hàng sẽ nhận được kết quả sau 3 – 6 ngày làm việc.

Đặc biệt chúng tôi có dịch vụ làm nhanh 24h theo nhu cầu khách hàng.

Dịch vụ đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại Tâm Minh
Dịch vụ đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại Tâm Minh

Cam kết với khách hàng

Tâm Minh luôn công khai, minh bạch các quyền lợi cũng như nghĩa vụ của cả hai bên khi tư vấn cũng như trong suốt quá trình làm việc.

  • Cam kết cập nhật kịp thời các thông tư, nghị định, văn bản pháp luật nếu có sự thay đổi.
  • Khi ký kết hợp đồng, giữa công ty và khách hàng sẽ có sự trao đổi về chi phí để thấy được sự cân đối và hợp lý hơn.
  • Cam kết nộp các báo cáo đúng ngày quy định.
  • Cam kết có nhân viên phụ trách CHUYÊN NGHIỆP – ỔN ĐỊNH – LÂU DÀI.
  • Cam kết chịu trách nhiệm nếu thực hiện sai quy định và có sự sai sót.
  • Cam kết giữ bí mật về thông tin, số liệu.
Cam kết với khách hàng
Cam kết với khách hàng

Thông tin liên lạc làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh tại Kế toán Tâm Minh

Trên đây là những thông tin về dịch vụ kế toán Đà Nẵng của Tâm Minh. Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ hay tìm kiếm thông tin, giải đáp thắc mắc vui lòng liên hệ với Tâm Minh để được hỗ trợ.

  • Địa chỉ: 32/19 Phan Đăng Lưu – Hải Châu – Đà Nẵng

CN HCM: 28/18/1 Lương Thế Vinh, P. Tân Thới Hòa, Q.Tân Phú, Tp. HCM

CN Hà Nội: Số 1004, Toà Zen A – Gamuda Garden, P. Trần Phú, Q. Hoàng Mai, Hà Nội

  •  Hotline: 02363.640.000 – 0905.100.401
  •  Email: ketoantamminh@gmail.com
  •  Website: ketoantamminh.vn

>>Xem thêm:

5/5 - (12 bình chọn)
cropped-logo1.jpg

KẾ TOÁN TÂM MINH Với nhiều năm đồng hành phát triển với các doanh nghiệp, Tâm Minh luôn cố gắng mang lại cho khách hàng trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất với: Giải pháp tối ưu - Tiết kiệm chi phí - Minh bạch thông tin – Chuyên môn đảm bảo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *