Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm thạch cao

Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm thạch cao

Thạch cao là một vật liệu xây dựng đa dạng, độc đáo và có nhiều ứng dụng trong ngành xây dựng. Các sản phẩm thạch cao không chỉ mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho công trình mà còn giúp cải thiện tính an toàn, tiết kiệm năng lượng và cải thiện chất lượng không khí bên trong. Vậy làm thế nào để Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm thạch cao. Bài viết dưới đây Kế toán Tâm Minh sẽ giải đáp cho bạn. 

Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu sản phẩm thạch cao

Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm thạch cao
Phân nhóm sản phẩm

Nhóm 6 – Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm thạch cao

Thanh định hình bằng kim loại; vật liệu xây dựng bằng kim loại; trần nhà bằng kim loại; khung kim loại cho xây dựng; khung nhà bằng kim loại cho xây dựng; tấm kim loại dùng cho xây dựng.

Nhóm 7 – Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm thạch cao

Máy móc thiết bị ngành công – nông nghiệp và cơ khí, cụ thể là máy cán; máy cắt; máy tiện và cắt ren; thiết bị khuôn mẫu (bộ phận của máy móc); máy móc dùng cho ngành xây dựng; máy gia công cơ khí.

Nhóm 17 – Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm thạch cao

Màng mỏng bằng chất dẻo không dùng để bao gói; màng mỏng bằng chất dẻo có bề mặt trang trí để ép lên tấm thạch cao (không dùng cho mục đích bao gói); màng pe (polyethylene) không dùng để bao gói; tấm thạch cao tiêu âm; thạch cao cách điện, cách nhiệt; vật liệu cách điện, cách nhiệt.

Nhóm 19 – Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm thạch cao

Tấm thạch cao; tấm xi măng; tấm ốp trần nhà không bằng kim loại dùng cho xây dựng; tấm lát sàn không bằng kim loại dùng cho xây dựng; vách ngăn không bằng kim loại; vật liệu xây dựng không bằng kim loại.

Nhóm 35 – Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm thạch cao

Mua bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm: Thanh định hình bằng kim loại; vật liệu xây dựng bằng kim loại; trần nhà bằng kim loại; khung kim loại cho xây dựng; khung nhà bằng kim loại cho xây dựng; tấm kim loại dùng cho xây dựng. Màng mỏng bằng chất dẻo không dùng để bao gói; màng mỏng bằng chất dẻo có bề mặt trang trí để ép lên tấm thạch cao (không dùng cho mục đích bao gói); màng pe (polyethylene) không dùng để bao gói; tấm thạch cao tiêu âm; thạch cao cách điện, cách nhiệt; vật liệu cách điện, cách nhiệt. Tấm thạch cao; tấm xi măng; tấm ốp trần nhà không bằng kim loại dùng cho xây dựng; tấm lát sàn không bằng kim loại dùng cho xây dựng; vách ngăn không bằng kim loại; vật liệu xây dựng không bằng kim loại.

Nhóm 37 – Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm thạch cao

Xây dựng công trình giao thông; xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng; giám sát công trình xây dựng; lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị xây dựng; cho thuê thiết bị xây dựng, trang trí nội thất.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm thạch cao

Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm thạch cao
Thủ tục đăng ký

Bước 1: Lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu

  • Lựa chọn nhãn hiệu: Chọn mẫu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ. Nhãn hiệu được lựa chọn không tương tự nhãn hiệu khác đã đăng ký, nhãn hiệu nổi tiếng.
  • Lựa chọn danh mục sản phẩm đăng ký: Bạn cần lựa chọn danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu theo hướng dẫn nêu trên. Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ cần thực hiện theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu Ni-xơ.

Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu

Để thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu Quý khách hàng chỉ cần cung cấp cho Luật Việt An:

  • Mẫu nhãn hiệu;
  • Danh mục sản phẩm dịch vụ cần tra cứu và đăng ký.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký

  • Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký.
  • Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thu lệ phí đăng ký tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Bước 4: Thẩm định hình thức đơn đăng ký

  • Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
  • Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
  • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
  • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.

Bước 5: Công bố đơn

  • Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.

Bước 6: Thẩm định nội dung đơn

Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Bước 7: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng

Trên đây là những thông tin về thủ tục đăng ký nhãn hiệu thạch cao. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp chúng tôi để được tư vấn tốt nhất. 

Rate this post
cropped-logo1.jpg

KẾ TOÁN TÂM MINH Với nhiều năm đồng hành phát triển với các doanh nghiệp, Tâm Minh luôn cố gắng mang lại cho khách hàng trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất với: Giải pháp tối ưu - Tiết kiệm chi phí - Minh bạch thông tin – Chuyên môn đảm bảo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *