Thành lập công ty phải nộp các loại thuế gì? – Kế toán Tâm Minh

Thành lập công ty phải nộp các loại thuế gì

Sau khi Thành lập công ty phải nộp các loại thuế gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp đang băn khoăn. Bài viết dưới đây Kế toán Tâm Minh sẽ giải đáp chi tiết cho bạn. 

Thuế là gì? 

Hiện nay, chưa có khái niệm thống nhất về thuế, đứng dưới những góc độ khác nhau sẽ có khái niệm khác nhau về thuế. Thuế hiểu đơn giản là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung.

Thuế là nghĩa vụ bắt buộc của tổ chức, việc không thực hiện nghĩa vụ thuế sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp Luật hiện hành.

Thành lập công ty phải nộp các loại thuế gì
Thuế là gì

Thành lập công ty phải nộp các loại thuế gì?

Theo quy định của pháp Luật hiện hành, các loại thuế phải nộp sau khi thành lập công ty phải nộp bao gồm một số loại thuế cơ bản sau:

  • Lệ phí môn bài
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Thuế thu nhập cá nhân
  • Thuế giá trị gia tăng
  • Thuế xuất nhập khẩu
  • Thuế tài nguyên
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt

Các thủ tục cần thực hiện về thuế sau khi thành lập công ty

Mở tài khoản ngân hàng

  1. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải lập tài khoản ngân hàng tại các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền.
  2. Mở tài khoản ngân hàng nhằm thực hiện các giao dịch thanh toán bằng chuyển khoản và nộp thuế điện tử.

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của ngân hàng;
  • 01 bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp;
  • 01 bản sao chứng thực Thẻ căn cước hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực người đại diện theo pháp luật;
  • 01 bản sao chứng thực của Giấy chứng nhận mẫu dấu.

Sau khi hoàn tất thủ tục mở tài khoản và có được tài khoản của ngân hàng, doanh nghiệp cần thông báo cho Sở kế hoạch và Đầu tư về tài khoản ngân hàng này.

Thành lập công ty phải nộp các loại thuế gì
Các thủ tục về thuế sau khi thành lập công ty

Đăng ký chữ ký điện tử thực hiện nộp thuế điện tử

Doanh nghiệp đặt mua chữ ký số và đăng ký sử dụng với nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. Chữ ký số điện tử có giá trị tương đương với con dấu của doanh nghiệp khi nộp thuế điện tử.

Hồ sơ bao gồm:

  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao có chứng thực CMND hoặc Thẻ căn cước của người đại diện của doanh nghiệp.

Cách tính các loại thuế phải nộp sau khi thành lập công ty

Lệ phí môn bài – Thành lập công ty phải nộp các loại thuế gì?

Lệ phí môn bài là khoản tiền phải nộp định kỳ hằng năm cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp của mỗi doanh nghiệp kinh doanh. Khoản phí dựa trên số vốn điều lệ ghi trong giấy đăng ký kinh doanh/vốn đầu tư đăng ký, trong giấy đăng ký đầu tư (đối với tổ chức) hoặc dựa trên doanh thu của năm (đối với hộ, cá nhân kinh doanh).

Dựa theo Nghị Định số 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 22/2020/NĐ-CP về việc hướng dẫn kê khai, nộp lệ phí môn bài:

Thời hạn thực hiện kê khai thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong trường hợp Doanh nghiệp chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài chậm nhất 30 ngày tính kể kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Mức đóng lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp

2 triệu đồng/năm: đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư ban đầu từ 10 tỷ đồng trở xuống.

3 triệu đồng/năm: đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư ban đầu trên 10 tỷ đồng.

Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác lệ phí môn bài: 1 triệu đồng/năm.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng bắt buộc phải đóng thuế môn bài, có một số trường hợp được miễn, xem chi tiết tại đây: Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài

Thuế thu nhập doanh nghiệp – Thành lập công ty phải nộp các loại thuế gì?

Là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào khoản thu nhập doanh nghiệp phải chịu thuế, bao gồm các khoản sau: Thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các loại thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = (Thu nhập tính thuế theo kỳ) X (Thuế suất).

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = (Doanh thu + Cá khoản thu nhập khác) – (Chi phí sản xuất, kinh doanh + Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển).

Thuế suất: Từ ngày 01/01/2016. Mức thuế suất tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhìn chung là 20%. (Trừ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng tại Việt Nam thì mức thuế suất là từ 32% – 50%). Ngoài ra, đối với một số ngành nghề ưu đãi đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển ngành nghề đó thì mức thuế suất có thể là 10% (Các ngành nghề ưu đãi thuế suất được chính phủ quy định của thể tại Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.

Thành lập công ty phải nộp các loại thuế gì
Các loại thuế

Thuế thu nhập cá nhân – Thành lập công ty phải nộp các loại thuế gì?

Đây là khoản tiền phải trích nộp từ một phần tiền lương và nguồn thu khác của người tạo ra thu nhập đóng cho cơ quan Thuế để nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ.

Thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN x Thuế suất

Trong đó:

Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ gia cảnh.

Thuế suất thuế TNCN được quy định tại Điều 22 và Điều 23 Luật Thuế TNCN 2007 sửa đổi, bổ sung 2012 và 2014

Thuế giá trị gia tăng – Thành lập công ty phải nộp các loại thuế gì?

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu và tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông cho đến khi tới tay người tiêu dùng.

Thuế giá trị gia tăng được tính theo hai phương pháp là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp

Phương pháp khấu trừ: Thuế GTGT = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

Phương pháp trực tiếp: Thuế GTGT = GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa đó. 

Thuế suất thuế GTGT được tính theo các mức: 0%, 5%, 10% tùy thuộc vào mặt hàng kinh doanh sẽ có mức thuế suất tương ứng.

Thuế xuất nhập khẩu – Thành lập công ty phải nộp các loại thuế gì?

Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu, thu vào các loại hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam, độc lập trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam và các nước trên thế giới.

Công thức tính thuế xuất nhập khẩu

Mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm: Thuế xuất nhập khẩu phải nộp = số lượng hàng hóa thực tế xuất, nhập khẩu X Trị giá tính thuế trên mỗi đơn vị X Thuế suất thuế xuất nhập khẩu.

Mặt hàng áp dụng thuế suất tuyệt đối: Thuế xuất nhập khẩu phải nộp = Số lượng hàng hóa thực tế xuất nhập khẩu X Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị.

Thành lập công ty phải nộp các loại thuế gì
Cách tính các loại thuế

Thuế tài nguyên – Thành lập công ty phải nộp các loại thuế gì?

Thuế tài nguyên có thể được hiểu là một loại thuế gián thu mà cá nhân, tổ chức phải nộp cho nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Thuế tài nguyên được tính dựa trên sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế suất.

Thuế tiêu thụ đặc biệt – Thành lập công ty phải nộp các loại thuế gì?

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội.

Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt*Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

Trên đây là những thông tin cơ bản về các loại thuế phải nộp sau khi thành lập công ty. Bạn nên tìm hiểu kỹ trước và nộp thuế đầy đủ để tránh các rủi ro về sau. 

Rate this post
cropped-logo1.jpg

KẾ TOÁN TÂM MINH Với nhiều năm đồng hành phát triển với các doanh nghiệp, Tâm Minh luôn cố gắng mang lại cho khách hàng trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất với: Giải pháp tối ưu - Tiết kiệm chi phí - Minh bạch thông tin – Chuyên môn đảm bảo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *