Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức là một loại giấy chứng nhận do cơ quan quản lý nhà nước cấp, nhằm xác nhận rằng tổ chức đó đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về năng lực, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện các hoạt động xây dựng.Vậy Thủ tục cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được thực hiện như thế nào ? Bài viết dưới đây Kế toán Tâm Minh sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn.
Điều kiện cấp chứng chỉ
Theo Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng với tổ chức như sau:
* Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:
(1) Khảo sát xây dựng;
(2) Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;
(3) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
(4) Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;
(5) Thi công xây dựng công trình;
(6) Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;
(7) Kiểm định xây dựng;
(8) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
* Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định từ (1) đến (6) phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng , trừ các trường hợp không yêu cầu. Các lĩnh vực, phạm vi hoạt động của chứng chỉ năng lực thực hiện theo quy định tại Phụ lục VII Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Trường hợp cấp chứng chỉ năng lực xây dựng với tổ chức
Theo khoản 1 Điều 84 Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì trường hợp cấp chứng chỉ năng lực xây dựng cho tổ chức bao gồm:
– Cấp chứng chỉ năng lực lần đầu; điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;
– Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực;
– Cấp lại khi chứng chỉ năng lực cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin;
– Gia hạn chứng chỉ năng lực.
Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu;
- Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;
- Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng);
- Chứng chỉ hành nghề hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;
- Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;
- Văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp của công nhân kỹ thuật (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng);
- Hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành các công việc tiêu biểu đã thực hiện theo nội dung kê khai.
Thủ tục cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức
Bước 1 – Thủ tục cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức
Tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực
Bước 2 – Thủ tục cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức
Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Chứng chỉ hành nghề năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức xây dựng khi tham gia hoạt động xây dựng bao gồm các lĩnh vực sau:
- Khảo sát xây dựng bao gồm: Khảo sát địa hình, khảo sát địa chất, địa chất thủy văn công trình
- Lập quy hoạch xây dựng
- Thiết kế thẩm tra thiết kế bao gồm:
- Thiết kế kiến trúc công trình
- Thiết kế kết cấu công trình
- Thiết kế điện – cơ điện công trình
- Thiết kế cấp thoát nước công trình
- Thiết kế điều hòa không khí thông gió – cấp nhiệt
- Thiết kế mạng thông tin liên lạc trong công trình
- Lập thẩm tra dự án đầu tư xây dựng
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Thi công xây dựng công trình
- Giám sát thi công xây dựng:
- Giám sát công tác xây dựng công trình
- Giám sát lắp đặt thiết bị công trình
- Giám sát lắp đặt thiết bị công nghệ
- Kiểm định xây dựng
- Quản lý, thẩm tra chi phí đầu tư xây dựng
Cơ quan thẩm quyền – Thủ tục cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức
Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực xây dựng được quy định tại Điều 86 Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:
– Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực:
+ Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I;
+ Sở Xây dựng, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được công nhận cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III.
– Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực là cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực do mình cấp.
Trường hợp chứng chỉ năng lực được cấp không đúng quy định mà cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực không thực hiện thu hồi thì Bộ Xây dựng trực tiếp quyết định thu hồi chứng chỉ năng lực.
Trên đây là những thôgn tin cơ bản về cấp chứng chỉ năng lực xây dựng của tổ chức. Bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi làm hồ sơ để tránh những rủi ro về sau.
KẾ TOÁN TÂM MINH Với nhiều năm đồng hành phát triển với các doanh nghiệp, Tâm Minh luôn cố gắng mang lại cho khách hàng trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất với: Giải pháp tối ưu - Tiết kiệm chi phí - Minh bạch thông tin – Chuyên môn đảm bảo.